Saturday, August 29, 2015

12 mạn-đà-la Đại Viên Cảnh Trí

Đây gọi là Chín phẩm Tịnh Thức chơn như cảnh. Trong ấy có bảo tượng Nội tọa gồm
12 mạn-đà-la Đại Viên Cảnh Trí. Đó là:
1. Nhất Thiết Tam Đạt Vô Lượng Quang Phật
2. Biến Giác Tam Minh Vô Biên Quang Phật
3. Trí Đạo Tam Minh Vô Ngại Quang Phật
4. Lục Chơn Lý Trí Tam Minh Vô Đối Quang Phật
5. Sắc Thiện Tam Minh Quang Viêm Vương Quang Phật
6. Nhứt Giác Tam Minh Thanh Tịnh Quang Phật
7. Phổ Môn Tam Minh Hoan Hỷ Quang Phật
8. Nhập Huệ Tam Minh Trí Tuệ Quang Phật
9. Quang Sắc Tam Minh Bất Đoạn Quang Phật
10. Minh Đạt Tam Minh Nan Tư Quang Phật
11. Ngũ Đức Tam Minh Vô Xứng Quang Phật
12. Trí Lực Tam Minh Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật.
Chư Phật Như Lai như vậy là Chơn sắc cụ túc, là Bi tướng sở y của tất cả ba đời Như Lai. Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu ấy, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy, xưng tán danh hiệu của 12 vị Quang Phật, tức vĩnh viễn ra khỏi nhà lửa trong ba cõi, quyết định sanh Chơn như, xa lìa Hữu lậu, vĩnh nhập Vô lậu.
Nếu có người muốn nhập cảnh Tam-ma-địa ấy, để được đầy đủ Phật huệ, thân tâm trong sạch, thì hãy quán niệm Đại Tam-ma-da Phật tướng chơn ngôn thần chú:
Án, A Mật Lật Đá Đế Tế Già Lam, Hùm.

KINH CỬU PHẨM VÃNG SANH










KINH CỬU PHẨM VÃNG SANH






CỬU PHẨM VÃNG SANH
A-Di-Đà Tam-Ma-Địa Tập Đa-Ra-Ni Kinh
* Đời nhà Tấn, tại chùa Hưng Thiện,
Ngài Tam tạng Sa-môn Đại Quảng Trí Bất Không dịch từ Phạn ra Hán văn.
* Việt Nam, chùa Thiền Tịnh,
Sa-môn Thích Viên Đức dịch thành Việt văn.

Bấy giờ, đức Tỳ-lô-giá-na Như Lai ở nơi Đại Tam-ma-địa môn tịnh xá cùng với các bậc đại Tỳ-khưu gồm tám vạn chín ngàn người đều câu hội đầy đủ, toàn là bậc đại A-la-hán, huệ thiện đầy đủ, việc cần làm đã làm xong, các vị ấy là: Thần lực Trí Biện Quán Thế Âm Bồ-tát, Đắc Đại Thế Bồ-tát, Thần Thông Tự Tại Vương Bồ-tát, Tĩnh Quang Vô Cấu Đà La Ni Bồ-tát, Đại Lực Phổ Văn Bồ-tát, Đại Trang Nghiêm Lực Bồ-tát, Vô Lượng Quang Bồ-tát, Huệ Thiện Huệ Phổ Quang Vương Bồ-tát. Những vị Đại Bồ-tát và đại chúng Thanh văn như vậy đi đến chỗ Phật, bạch rằng: “Tại Vô Lượng Thọ quốc có chín phẩm Tịnh Thức Tam-ma-địa. Đây tức là cảnh giới của chư Phật, nơi Như Lai đang an ở. Chư Phật ba đời đều y theo đó mà thành Chánh giác, cụ túc tam minh, tăng trưởng phước huệ. Chín phẩm ấy là:
* Thượng Phẩm Thượng Sanh Chân Sắc Địa.
* Thượng Phẩm Trung Sanh Vô Cấu Địa.
* Thượng Phẩm Hạ Sanh Ly Cấu Địa.
* Trung Phẩm Thượng Sanh Thiện Giác Địa.
* Trung Phẩm Trung Sanh Minh Lực Địa.
* Trung Phẩm Hạ Sanh Vô Lậu Địa.
* Hạ Phẩm Thượng Sanh Chơn Giác Địa.
* Hạ Phẩm Trung Sanh Hiền Giác Địa.
* Hạ Phẩm Hạ Sanh Lạc Môn Địa.
Đây gọi là Chín phẩm Tịnh Thức chơn như cảnh. Trong ấy có bảo tượng Nội tọa gồm 12 mạn-đà-la Đại Viên Cảnh Trí. Đó là:
1. Nhất Thiết Tam Đạt Vô Lượng Quang Phật
2. Biến Giác Tam Minh Vô Biên Quang Phật
3. Trí Đạo Tam Minh Vô Ngại Quang Phật
4. Lục Chơn Lý Trí Tam Minh Vô Đối Quang Phật
5. Sắc Thiện Tam Minh Quang Viêm Vương Quang Phật
6. Nhứt Giác Tam Minh Thanh Tịnh Quang Phật
7. Phổ Môn Tam Minh Hoan Hỷ Quang Phật
8. Nhập Huệ Tam Minh Trí Tuệ Quang Phật
9. Quang Sắc Tam Minh Bất Đoạn Quang Phật
10. Minh Đạt Tam Minh Nan Tư Quang Phật
11. Ngũ Đức Tam Minh Vô Xứng Quang Phật
12. Trí Lực Tam Minh Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật.
Chư Phật Như Lai như vậy là Chơn sắc cụ túc, là Bi tướng sở y của tất cả ba đời Như Lai. Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu ấy, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy, xưng tán danh hiệu của 12 vị Quang Phật, tức vĩnh viễn ra khỏi nhà lửa trong ba cõi, quyết định sanh Chơn như, xa lìa Hữu lậu, vĩnh nhập Vô lậu.
Nếu có người muốn nhập cảnh Tam-ma-địa ấy, để được đầy đủ Phật huệ, thân tâm trong sạch, thì hãy quán niệm Đại Tam-ma-da Phật tướng chơn ngôn thần chú:
Án, A Mật Lật Đá Đế Tế Già Lam, Hùm.
Thiện nam tử, chơn ngôn Phạm chú nầy là tòa ngồi cứu cánh lý trí của tất cả mười phương ba đời Như Lai, là căn bản của 12 Không nguyện. Nếu đệ tử của ta muốn làm lợi lạc cho ba cõi nhơn thiên, hãy viết chép Kinh này mà thọ trì, đọc tụng sẽ tăng trưởng phước lạc, tăng ích trí tuệ, biện tài tăng trưởng, thọ mạng sắc lực, tiêu trừ nghiệp chướng, tiêu diệt vạn bệnh, tăng trưởng bi ái,sắc thiện đều đầy đủ. Huống là chí tâm biên chép, đọc tụng sẽ độ cho ba đời vô sanh thay đổi nhà lửa trong Tam giới. Đã tụng trì nhứt định vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ của cõi Cực Lạc.
Bấy giờ, đại chúng nghe được lời Đức Phật đều đại hoan hỉ, tin thọ phụng hành.


NGŨ BỘ THẦN CHÚ



NGŨ BỘ THẦN CHÚ
Án lam.
Án sĩ lâm
Án ma ni bát di hồng,
Án chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha.
Án bộ lâm.

NGŨ BỘ THẦN CHÚ

Ngũ Bộ chú được viết như sau:

Om Ram
Om Shrim
Om Mani Pedme Hum
Om Cale Cule Cunde Svaha
Om Bhrum

Phiên âm Phạn Việt như sau:

Um Ram hoặc là Um Rôm
Um Si-Răn
Um ma ni pết mê hùm
Um cha lê chu lê chun đê sô ha
Um bơ-Rum

Phiên âm việt như sau:

Án Lam
Án Xỉ Lâm
Án Ma Ni Bát Di Hồng
Án Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha
Án Bộ Lâm



A DI ĐÀ PHẬT NHẤT TỰ TÂM CHÚ



A DI ĐÀ PHẬT NHẤT TỰ TÂM CHÚ
Chơn ngôn “Hật Rị”.
Om A Mi Tabha Hrih.
Úm A Di Đát Phạ Hật Rị Sa Ha.
Câu chú này luôn luôn đi theo với Úm Ma Ni Pát Mê Hum (Hồng). Căn cứ theo chư sư truyền lại, nên thêm Úm A Di Đát Phạ và thêm chữ Ta Ha cũng được.
Kinh dạy: Chữ Hật Rị (HRIH) Đủ bốn chữ thành một Chơn ngôn. Chữ Hạ tự môn, nghĩa là tất cả pháp nhơn bất khả đắc. Chữ RA tự môn, nghĩa là tất cả pháp ly trần. Trần nghĩa là ngũ trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc). Cũng gọi hai món chấp trước năng thủ và sở thủ. Chữ Y tự môn, là tự tại bất khả đắc, hai điêm ác tự nghĩa. Chữ Ác gọi là Niết Bàn. Do giác ngộ các pháp vốn không sanh, đều xa lìa món chấp trước, chứng được pháp giới thanh tịnh. Chữ Hật Rị này cũng nói làm tàm (hổ thẹn), nếu nói đủ là tàm quí (hổ thẹn), tự thẹn với lương tâm mình và xấu hổ đối với kẻ khác, vì thế nên không làm tất cả điều bất thiện vậy. Đầy đủ tất cả pháp lành vô lậu vậy. Cho nên Liên Hoa Bộ cũng gọi là Pháp Bộ.
Do gia trì chữ Hật Rị này mà ở thế giới Cực Lạc, nước, chim, cây, rừng đều diễn nói pháp âm. Rộng như trong kinh đã thuyết minh. Nếu có người nào trì một chữ Chơn ngôn này, có công năng hay diệt trừ tai họa, tật bệnh. Sauk hi chết sẽ sanh về cõi An-Lạc quốc, được thượng phẩm thượng sanh. Đây là nhứt thông tu Quán Tự Tại tâm Chơn ngôn của người tu hành và cũng là hay trợ giúp cho các người tu các bộ Du Già vậy.
Nam-mô bạt dà phạt đế, Bệ sát xả Lụ rô thích lưu ly, Bát lặt bà, Hắt ra xà dã
Đát tha yết đa da, A ra hắt đế, Tam miệu tam bột đà da.
Ðát điệt tha.  Án Bệ sát thệ Bệ sát thệ Bệ sát xã
Tam một yết đế tá ha
Nghị lực khởi tâm niệm đọc câu Thần Chú Dược Sư trên, niệm đến khi tật bệnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, gia đình, gia quyến được bình yên. Khi quý vị thấy được sự nhiệm mầu này rồi thì nên khuyên người khác bỏ ác làm lành cùng xưng niệm Phật Dược Sư để mọi người, mọi loài khắp nơi cùng sống yên vui không còn nạn tai, bệnh khổ nữa.
MẬT TÔNG THIÊN ĐÌNH

NGŨ BỘ THẦN CHÚ
Án lam.
Án sĩ lâm
Án ma ni bát di hồng,
Án chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha.
Án bộ lâm.

ÚM XỈ-LÂM.



VĂN-THÙ NHỨT TỰ CHƠN-NGÔN: 
ÚM XỈ-LÂM.


Chữ xỉ-lâm này là hai âm (nhị hiệp), hoặc ba âm (tam hiệp): Thất-li-long, hoặc bốn âm (tứ hiệp): Thể-li-hê-dâm. Ngài Nghĩa Tịnh dịch: Thất-lạc-hê-diêm. Bốn chữ như vậy hợp làm một tiếng, mới thành Phạn âm một chữ. Như không thể hiểu rành Phạn âm, thì thật khó được chơn diệu. Một chữ Vương Chú này, công lực rất lớn không thể nghĩ bàn.
Như Văn-thù Nhất Tự Đà-ra-ni Pháp nói: Đức Thế Tôn bảo các chư Thiên rằng: Nên biết Đà-ra-ni này là vua lớn trong các Chú, có đại Thần lực. Nếu có người trai lành, gái tín, hay thọ trì Văn-thù sư-lợi Bồ-tát thường đến ủng hộ. Hoặc khi thức, hoặc trong chiêm bao, vì hiện thân tướng và các việc lành. Chú này còn hay nhiếp được Văn-thù sư-lợi Bồ-tát, huống các Bồ-tát và các chúng Hiền Thánh, Thế, Xuất thế gian. Chú này có công năng tiêu trừ tất cả tội ngũ nghịch, tứ trọng và nghiệp thập ác. Nên biết Chú này đối với các Thần chú trong thế gian và xuất thế gian rất là thù thắng hơn hết. Là tâm của chư Phật hay khiến tất cả các sở nguyện thảy đều đầy đủ. Khi chưa làm phép (tác pháp) tức hay thành tựu tốt đẹp các việc như ý. Nếu phát vô thượng đại Bồ-đề tâm, tụng một biến có năng lực thủ hộ tự thân mình. Nếu tụng hai biến có năng lực thủ hộ đồng bạn. Nếu tụng ba biến có năng lực thủ hộ người trong một nhà. Nếu tụng bốn biến có năng lực thủ hộ người trong một thành. Nếu tụng năm biến có năng lực thủ hộ người trong một nước. Nếu tụng sáu biến có công năng thủ hộ người trong nhất thiên hạ. Nếu tụng bảy biến có công năng thủ hộ người trong tứ thiên hạ. Nếu trong mỗi buổi sớm mai tụng một biến chú này trong nước rửa mặt hay khiến người thấy sanh lòng hoan hỷ, còn nói rằng: Nếu có chúng sanh bị Phi đầu Quỷ bắt giữ, lấy tay mình thoa nơi mặt người kia, tùng chú 108 biến, làm ra tướng mạo đáng sợ, liền lấy tay trái kiết bổn sanh ấn (lấy ngón tay cái co để trong lòng bàn tay, bốn ngón sau nắm ngón tay cái lại, hình như cầm cú) tức tự nộ hét, đôi mắt ngầm nghiêm, tụng thần chú này mà thoa vào người bệnh, hoạn bệnh tức trừ. Nếu tất cả quỷ gây làm hoạn bệnh, dùng chú này chú vào tay mặt 108 biến, thiêu An tức hương xông đó, tay trái kết ấn bổn sanh, tay mặt xoa vào đầu bệnh nhơn, bệnh tức trừ lành. Nếu muốn đi qua tất cả chỗ hiểm nạn, sư tử, hổ lang, độc xà, oán tặc nên cần phải thân tâm không được gần gũi người nữ và ăn đồ ngũ tân, tất cả rượu thịt, đối các chúng sanh khởi đại bi tưởng, chí tâm tụng chú 49 biến, thì các oán ác tự nhiên lui tản, giả như có gặp cũng đếu hoan hỷ. Chú này có những chúng sanh, hoặc một kiếp, hoặc vô lượng kiếp, cho đến danh tự cũng không thể nghe được, huống gì được thấy mà chuyên tâm trì tụng, Đà-ra-ni này hay khiến chúng sanh hiện đời và đương lai thường được an ẩn, cùng các Như Lai và chúng đại Bồ-tát, thường làm quyến thuộc. Vậy cho nên phải ân cần sanh tâm tưởng khó gặp, không nên khinh nhẹ, khởi nghi hoặc tâm, rộng như các kinh đã nói, không thể chép hết.